Cây thủy tùng là loại cây quý hiếm và có giá trị cao . Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng thủy tùng nhỏ để bàn là loại cây được ưa chuộng nhất. Hãy theo chân Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu tìm hiểu ý nghĩa của thủy tùng về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây qua bài viết dưới đây nhé.
Cây thủy tùng là cây gì?
Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis hay còn gọi là cây thông nước. Đây là loài cây thuộc họ hạt trần. Hiện tại đây là loài duy nhất còn lại trong chi Glyptostrobus. Có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới phía đông nam Trung Quốc, trải dài từ tỉnh Phúc Kiến đến phía đông nam tỉnh Vân Nam. Còn Việt Nam thì ở các tỉnh phía nam.
Đặc điểm của cây thủy tùng
Cây thủy tùng có thân cao dao động từ đến 30m hoặc có thể cao hơn. Chúng rất chắc khỏe và đường kính thân từ 0,6m cho đến 1m. Vỏ dày chúng thường dày, hơi xốp, màu xám và nứt dọc. Thủy tùng có rễ khí sinh nên không bị ngập và cao 30cm. Chúng mọc lan rộng và xa cách gốc tới 6 – 7 m.
Lá có của thủy tùng có 2 dạng: Ở cành cung cấp dinh dưỡng có hình dùi, lá dài lên đến 1,3cm và chúng sẽ rụng vào mùa khô. Ở cành sinh sản thì có hình vảy thì lá dài 0,4cm và không bị rụng lá vào mùa khô.
Nón đơn tính của chúng cùng gốc và mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái có hình quả lê, mỗi vảy chứa 2 noãn. Sau khi nón thụ tinh các vảy hóa gỗ và kết ở gốc. Tạo thành một cái nón dài 1,8cm và rộng 1,2 cm. Có hình mũi nhọn hình tam giác và hơi uốn cong ra phía ngoài.
Mỗi vảy mang chúng mang 2 hạt, dài 13m và rộng 3mm hướng xuống dưới. Thủy tùng có nguy cơ tuyệt chủng ngay trong tự nhiên. Vì chúng bị khai thác quá mức do gỗ của chúng không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn và có mùi thơm dịu nhẹ.
Thủy tùng để làm cảnh thuộc loại cây bụi nhỏ. Cây có nhiều cành nhỏ mọc dài, mảnh. Lá có hình tam giác, mọc chụm lại, thân và lá có màu xanh đậm rất đẹp mắt. Tuy cành thưa nhưng nhiều cành mọc chen chúc nhau có thể che chở cho cây khỏi gió bão.
Vị trí đặt Cây Thủy Tùng đẹp và hợp phong thủy
Bạn nên chọn những chậu cây thủy tùng khỏe mạnh và có kích thước lớn. Để bày ở một góc phía Đông hoặc Đông Nam của phòng làm việc. Thủy tùng khi đặt ở những vị trí này sẽ có ý nghĩa rất tuyệt vời trong việc thu hút vượng khí. Đồng thời, còn cổ vũ tinh thần làm việc hăng say. Giúp khả năng làm việc được nâng cao và hiệu quả cho chủ nhân của căn phòng.
Ý nghĩa cây thủy tùng
Thủy Tùng còn mang ý nghĩa cho sự thanh tao và tao nhã. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Đặc biệt, cây tùng còn được cho là mang đến tiền tài và tài lộc về cho gia chủ. Đây là cây có sức sống dẻo dai và rất bền bỉ. Cho nên chúng thể hiện cho ý chí kiên cường và không chịu khuất phục khó khăn.
Theo về mặt khoa học, gỗ thủy tùng có khả năng giúp hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Chính vì vậy, mà người ta thường dùng loại cây này để tạc tượng thờ hoặc lục bình để trưng bày. Do những vật phẩm này được cho là sẽ đem lại may mắn và bình an. Đồng thời chúng còn mang lại sự thịnh vượng cho chủ nhân và gia chủ sở hữu.
Theo trong ngũ hành của những nước đông phương thì Thủy sinh Kim. Điều này luôn mang lại cho người trồng sẽ gặt hái được nhiều tài lộc. Đồng thời còn tạo ra nhiều của cải. Nếu trồng thủy tùng trong nhà thì phúc lộc kim tiền của gia chủ. Ngoài ra, còn mang lại sức khỏe càng dồi dào và thịnh vượng.
Cây thủy tùng luôn là biểu trưng cho sự sống lâu năm và trường tồn. Người ta, cho rằng khi trồng cây này trong nhà sẽ đem lại nhiều sức khỏe cho gia đình. Đồng thời, tuổi tác được lâu hơn giống như sự sống của cây tùng vậy. Cho nên cây tùng mini cũng rất phù hợp khi được dùng làm quà tặng cho người thân.
Cây Thủy Tùng có hoa không?
Cây thủy tùng là loại cây dùng để bàn nên rất hiếm khi ra hoa. Vì thế muốn cây ra hoa thì bạn cần phải chăm sóc kỹ và với điều kiện phù hợp. Thông thường những loại cây gỗ to, khi chúng sinh trưởng trong tự nhiên sẽ có hoa. Hoa của thủy tùng mọc thành chùm nhỏ và chúng được mọc từ các ngọn cây. Mỗi chùm hoa sẽ có từ 1 đến 4 bông hoa màu trắng hợp lại với nhau.
Vào mùa những bông hoa màu trắng tinh khôi nở ở khắp các nách lá. Nổi bật trên nền lá xanh thẫm, hoa mọc um tùm, quả hình lá kim dài khoảng 1cm và có màu xanh tươi. Khi bắt đầu hoa tàn thì những quả tùng màu đen sẽ hình thành.
Các loại cây Thủy Tùng
Thủy tùng có nhiều ý nghĩa đặc biệt cũng như công dụng tuyệt vời như vậy. Do đó, hãy cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu xem những loại cây thủy có bao nhiêu loại. Hãy cùng đọc tiếp ngay sau đây để biết thêm chi tiết nhé.
Thủy tùng xanh
Thủy tùng xanh thường là loại cây tùng sống vùi trong bùn đất. Nên trong một thời gian dài hoặc có thể lên tới trăm năm để hình thành nên. Do đó, nhờ tiếp xúc với môi trường ẩm mà chất gỗ của chúng được chuyển hóa dần thành màu xanh đen đẹp và chất lượng tốt. Gỗ thủy tùng xanh có những đường vân đẹp mắt và màu sắc rất đặc biệt. Cho nên là loại cây thủy tùng xanh này cực kỳ có giá trị.
Hiện nay, loại cây này trong tự nhiên đang bị khai thác quá độ dẫn tới khan hiếm. Và rất dễ dẫn đến tuyệt chủng đối với loại cây này. Ở Việt Nam, loại thủy tùng xanh xuất hiện chủ yếu ở những vùng đất sâu tại Tây Nguyên. Hoặc có thể nói đến một số vùng có lòng hồ thủy điện. Chính vì thế quá trình tìm kiếm và khai thác loại cây gỗ này vô cùng khó khăn, hiểm trở.
Thủy tùng đỏ
Thủy tùng đỏ chủ là loại cây chủ yếu sống tại môi trường khô ráo và chỉ sống trên đất liền. Chất gỗ tốt và có màu đỏ hoặc nâu sẫm với các đường vân nhỏ rất đặc sắc. Tuy thủy tùng đỏ kém giá trị hơn so với các loại xanh. Nhưng chúng vẫn có giá rất cao và được ưa chuộng nên cũng bị khai thác quá mức. Do đó, loại cây này dễ bị biến mất trong tự nhiên hoàn toàn. Nếu chúng không được bảo tồn và khai thác một cách đúng mức.
Cây kim thủy tùng
Kim thủy tùng là một loại cây thuộc họ thảo mộc lâu năm. Chúng thường mọc um tùm với thân cây rất mảnh có màu màu xanh. Thân của chúng mềm và được phân nhiều cành vươn dài lên. Thủy tùng có những cành nhỏ màu xanh và rất mảnh như kim. Cây kim thủy tùng có lá hình tam giác rất nhỏ áp sát cành. Những tán lá mềm mại nhìn giống như cây dương xỉ vậy. Vào mùa xuân và đến mùa thu chúng sẻ ra hoa.
Cây kim thủy tùng có thể chịu bóng râm một nửa thân cây. Thường được trồng chủ yếu để trang trí nội thất trong nhà. Đồng thời, chúng còn làm đẹp cảnh quan khu vực nhà ở,…. Bên cạnh đó, những tán lá cũng được tận dụng để cắm hoa để bàn làm việc cũng rất đẹp. Ngoài ra chúng còn được bày ở bàn tiếp khách hay kệ treo tường.
Một số loại cây kim thủy tùng được lựa chọn trồng quanh các hồ nước. Hoặc chúng còn trồng trong hồ cá và hòn non bộ để làm cảnh rất tuyệt đẹp.
Cây kim thủy tùng còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Bởi chúng có sức sống bền bỉ và có thể chịu được mọi địa hình khắc nghiệt. Đây được xem một loài cây tượng trưng cho một chính nhân quân tử.
Loại cây này cũng mang lại may mắn và sự phú quý cho người sở hữu. Đồng thời, nó còn mang lại những điều an lành tốt đẹp cho chăm sóc nó. Do đó, đây là một món quà đầy ý nghĩa thích hợp dành tặng cho người thân, đồng nghiệp và những người yêu mến.
Cây thủy tùng có tác dụng gì?
Thủy Tùng là loài cây có rất nhiều tác dụng khác nhau. Với mỗi mục đích trồng cây khác nhau thì cây sẻ mang lại những tác dụng khác nhau. Chính vì thế hãy cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu nhé về các tác dụng của cây kim thủy tùng ngay dưới đây nhé.
Sử dụng để khai thác gỗ
Gỗ thủy tùng là một trong những loại gỗ đắt và hiếm nhất trên thế giới do có nhiều yếu tố khác nhau như mềm, các đường vân đẹp, mùi thơm đặc trưng, không bị mối mọt ăn, .. Vì gỗ tốt và mang lại phong thủy tốt. Rất nhiều người muốn sở hữu chúng.
Làm cây cảnh trang trí
Thủy tùng để bàn được nhân giống với kích thước nhỏ nhưng số lượng lớn và được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đây là loại cây cảnh được ưa chuộng gần đây. Với hình dáng đẹp, có tầm vóc nhỏ nên thủy tùng rất được ưa chuộng ở nước ta. Nó có thể được đặt ở những nơi như phòng khách, phòng làm việc, phòng chờ, …. Cây thủy tùng được rất nhiều người yêu cây yêu thích và cho vào bộ sưu tập cây cảnh của mình.
Thanh lọc không khí và chữa bệnh
Thanh lọc không khí: Cũng giống như cây thường xuân, loại thủy tùng là loại cây có khả năng thanh lọc không khí. Cây có thể hút khí độc từ không khí, bức xạ điện từ và khói bụi. Đồng thời cây cũng thải khí oxy và hút khí CO2. Điều này giúp không khí trong phòng mát mẻ và trong lành hơn.
Chữa bệnh: Chúng cũng là một cây thuốc rất hữu ích. Được các thầy thuốc sử dụng cành lá và nón của thủy tùng chín trong các bài thuốc chữa bệnh bằng thảo dược để giảm đau, thấp khớp và căng da.
Cây Thủy Tùng hợp mệnh gì?
Xét theo phương diện luật tương sinh và tương khắc thì cây thủy tùng hợp với mệnh Mộc. Vì trong tương thông thủy sinh mộc do đó đây là mệnh tốt nhất. Ngoài ra, Thủy tùng cũng rất thích hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Hỏa.
Với loại cây kim thủy tùng thì theo các chuyên gia phong thủy cho rằng. Vì cây thủy tùng màu đặc trưng là màu vàng xanh. Nên chúng cực kì thích hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Kim. Những người mang mệnh này trồng thủy tùng sẽ mang lại sự êm ấm. Và hòa thuận cho gia đình, sự nghiệp vững bền.
Cây Thủy Tùng Hợp Tuổi Gì?
Kim thủy tùng cũng là lựa chọn không thể bỏ qua cho người mang tuổi Thân. Bên cạnh đó Tùng thủy sinh còn giúp chủ nhân giữ được đầu óc luôn thư thái, bình tĩnh. Để xử lý vấn đề và sáng suốt khi đưa ra mọi quyết định, nhanh chóng và chính xác nhất. Chình vậy những người tuổi Thân nên sở hữu cho mình một cây thủy tùng mini nhé.
Cách trồng cây thủy tùng
Với cái tên đặc biệt, nhiều người lầm tưởng đó là cây nước. Tuy nhiên, chúng được trồng rộng rãi ở những nơi khô ráo. Thủy tùng là loại cây khó trồng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Ngày nay chúng ta chủ yếu nhân giống cây bằng cách ghép lên cây bụt mọc hoặc có thể mua thủy tùng ở cửa hàng thay vì trồng.
Cách chăm sóc thủy tùng
Cây Thủy Tùng là loài cây rất dễ sống và dễ chăm sóc không yêu cầu về các điều kiện quá cao. Nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc cây thủy tùng. Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ngay dưới đây nhé.
Đất trồng
Để cây có thể phát triển khỏe mạnh và xanh tốt thì đất trồng cây phải luôn đảm bảo dinh dưỡng và tơi xốp. Bạn có thể sử dụng các loại đất thịt, đất vườn trộn phân ủ, phân NPK để trồng cây. Bón phân định kỳ cho cây mỗi năm một lần để đất không bị bạc màu.
Nhiệt độ
Để cây phát triển một cách tốt nhất thì yếu tố nhiệt độ rất quan trọng. Nên hãy đặt cây ở nhiệt độ phòng 18- 25 độ C. Nếu để trong phòng máy lạnh thì nên phơi nắng sáng sớm vài tiếng để không bị ảnh hưởng. Bạn nên lưu ý không được đặt cây ở những vị trí gần cửa thông gió của hệ thống điều hòa không khí.
Ánh sáng
Cây thủy tùng là loại cây ưa bóng nên có thể trồng cả trong nhà và ngoài trời ở những vị trí râm mát. Khi trồng phải chú ý quan sát và điều chỉnh vị trí của cây để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp mà không bị héo vì cháy nắng.
Cây chỉ có thể quang hợp và phát triển tốt khi có ánh sáng điện. Đây là lý do thủy tùng thích hợp để nhiều nơi trong nhà. Nếu phòng quá tối, bạn nên mang cây ra ngoài trời vài lần một tuần để cây có đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp.
Nước tưới
Yêu cầu về nước của cây khá cao, hàng ngày tưới với lượng vừa phải giúp cây phát triển tốt không bị thiếu nước hay bị ngập úng.
Vào những ngày hè nắng nóng, cây thoát hơi nước nhiều hơn. Nhu cầu về nước cũng tăng lên. Nên bạn cần tưới nước hàng ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây. Ngược lại, nếu để cây trong phòng lạnh hoặc vào mùa đông thì lượng nước tiêu thụ của thủy tùng cũng giảm, nên tiết kiệm nước tưới mỗi lần để tránh bị thừa nước sẽ gây ra ngập úng cho cây.
Vị trí đặt cây
Không thể không nhắc đến vị trí đặt cây là một trong những yếu tố vô cùng rất quan trọng. Nên bạn hãy đặt cây ở những nơi thoáng mát như ban công, cửa sổ …. Để cây có thể đón được ánh nắng cũng như có thể quang hợp một cách tốt nhất.
Sâu bệnh
Thủy tùng phải đối mặt với các loại bệnh như vàng lá, khô lá, rụng lá. Bạn có thể tự chữa bệnh cho cây bằng cách cắt bỏ những phần bị nhiễm bệnh để tránh những phần đó lây nhiễm sang toàn bộ cây. Trong trường hợp này nếu cây bị bệnh nặng, có quá nhiều cành và lá bị bệnh thì nên mua các loại thuốc đặc trị cho cây ở nhà thuốc chuyên môn nhé.
Cây Thủy Tùng là loài cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Vì vậy bạn có thể chọn nó làm quà tặng cho gia đình và bạn bè. Khi trồng loài cây này sẽ mang lại ý nghĩa may mắn thịnh vượng cho gia chủ. Nếu bạn thích loại cây này thì hãy nhanh tay liên hệ với Sen Đá Sài Gòn để tìm được những cây phù hợp với mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.