Được xem là một loài cây cảnh mang ý nghĩa may mắn, sen đá tứ phương được nhiều người ưa thích lựa chọn để trang trí bàn làm việc, góc học tập hay quán cà phê,… Để tìm hiểu thêm về loài cây này, hãy cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc Điểm Của Sen Đá Tứ Phương
Cây sen đá tứ phương với tên khoa học thường gọi là Crassula Capitella. Cây thuộc loài mọng nước, có nguồn gốc từ Mexico. Ở Việt Nam, cây thường trồng tốt nhất tại thành phố Đà Lạt và ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.
Cũng như tên gọi của nó, tứ phương là một trong những loài sen đá có cánh mọc theo đúng 4 hướng xác định và những chiếc lá xếp chồng lên nhau ngăn nắp dày đặc. Điều này tạo nên nét đẹp riêng biệt mà không phải loài cây nào cũng có. Lá cây mỏng, nhẵn bóng và thuôn dài về phía đầu nhọn. Phần lá có màu vàng pha chút xanh nhẹ, ngoài viền là màu đỏ tía.
Sen tứ phương có thể cao đến 15cm và lan rộng khoảng 60cm. Rễ cây thuộc loại rễ chùm hút dinh dưỡng tối đa để cây phát triển tốt nhất có thể. Đặc biệt, ở những cây trưởng thành thì xung quanh sẽ có 3 đến 5 cây con mọc bên cạnh.
Hiện nay có 2 loại sen đá tứ phương chủ yếu đó là sen đá tứ phương đỏ với toàn bộ phần lá đều là màu đỏ và sen đá tứ phương xanh có phần lá là màu xanh. Ngoài ra, còn có loại sen đá tứ phương tím. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết được qua màu sắc. Cây sen đá tứ phương thường ra hoa mỗi năm từ 2 đến 3 lần.
Công Dụng Và Ý Nghĩa Của Sen Đá Tứ Phương
Công Dụng
Ngoài dùng để trang trí, hoa sen đá tứ phương còn có tác dụng giúp không khí trở nên trong lành hơn. Cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con người tiếp xúc nhiều các thiết bị điện tử gây nên những tác động không nhỏ. Một chậu sen tứ phương sẽ giúp hấp thụ các tia bức xạ, độc tố có hại từ máy tính, tivi, điện thoại,… giảm stress và căng thẳng hiệu quả. Màu xanh của sen đá còn làm tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn.
Ngoài ra, đây cũng sẽ là một món ý nghĩa để dành tặng cho người thân hay bạn bè trong các dịp đặc biệt phải không nào?
Ý Nghĩa
Về mặt phong thủy, đây là loài đem lại nhiều may mắn, bình an và tài lộc cho gia chủ. Đây là lý do mà sen đá tứ phương được đông đảo người lựa chọn. Cũng như là tên gọi của mình, sen đá tứ phương được xem là loài cây may mắn với ý nghĩa rằng dù có ở bốn phương, bất cứ nơi nào bạn cũng sẽ gặp được may mắn thuận lợi.
Ngoài ra, với đặc tính sức sống dẻo dai bền bỉ. Đây là loài cây biểu tượng cho ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công. Loài cây này còn là biểu tượng của tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ thủy chung, bền chặt. Màu đỏ gắn liền với niềm hứng khởi, may mắn và vui vẻ. Màu xanh là màu của sự hòa thuận, tươi mới và phát triển.
Cách Chăm Sóc Sen Đá Tứ Phương
Cũng như bao loài sen đá khác, sen đá tứ phương vô cùng dễ trồng và chăm sóc. Thế nhưng để cây luôn khỏe mạnh, màu sắc tươi tắn và nhanh ra hoa thì cần chú ý đến những yếu tố sau trong cách chăm sóc sen đá tứ phương.
Nước Tưới
Không như những loài sen đá khác, với sen đá tứ phương bạn hoàn toàn có thể tưới nước trực tiếp lên cây thay vì chỉ tưới gốc. Không cần lượng nước quá nhiều, một tuần chỉ nên tưới từ 1 đến 2 lần là đủ. Tốt nhất là cung cấp nước khi thấy đất trong chậu đã khô. Tưới nước cho ngấm đủ rễ cây khoảng ¾ chậu cây. Lưu ý không để đọng lại các giọt nước trên lá cây vì sẽ dễ gây úng.
Đất Trồng
Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của sen đá. Tốt nhất nên chọn loại đất tơi xốp dễ thoát nước và có độ mùn cao. Mỗi năm nên thay đất cho cây từ 1 đến 2 lần để đảm bảo cho cây sinh trưởng mạnh mẽ. Khi rễ cây móc đến tận đáy chậu trồi ra bên ngoài lỗ, khi đó cần thay chậu khác lớn hơn cho cây phát triển.
Ánh Sáng
Với đặc điểm dễ chăm sóc, dù không quá khắt khe về ánh sáng. Nhưng khi nhận lượng ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cây phát triển tốt và màu sắc xanh đẹp hơn. Vị trí tốt nhất là nên đặt cây bên cửa sổ hay ban công có ánh nắng nhẹ chiếu vào. Hoặc nếu trồng trong phòng thì nên đem cây ra phơi nắng 2 đến 3 lần một tuần. Lưu ý tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng gắt trực tiếp vào buổi trưa vì dễ gây cháy lá và héo úa.
Vào mùa mưa không có nắng thì có thể đặt cây ở nơi thông thoáng, lưu thông khí tốt và ánh sáng đầy đủ. Tuyệt đối không để cây dính quá nhiều nước mưa sẽ gây ra hiện tượng ngập úng.
Phân Bón
Như đã biết dinh dưỡng tốt nhất cho cây là từ phân bón. Trộn đất cùng phân bón với tỉ lệ phù hợp giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra có thể bổ sung thêm phân tan chậm hay phân bò. Bón cho cây hàng tháng để bổ sung thêm dưỡng chất giúp chúng nhanh sinh trưởng và ra hoa.
Sâu Bệnh
Dù không phải là loài gặp quá nhiều sâu bệnh hại. Tuy nhiên sen đá cũng không thể tránh khỏi các bệnh phổ biến là nấm hay rệp sáp. Biểu hiện phổ biến nhất là phần lá bị thối đen, lan rộng ra lá khác và toàn thân. Cách phòng trừ bệnh nấm hiệu quả nhất là giữ cho nơi trồng cây không bị ẩm trong thời gian dài. Kết hợp cùng với việc phun các loại thuốc như Anvil hay COC85,…
Còn đối với bệnh rệp sáp, biện pháp hiệu quả nhất là diệt trừ kiến. Vì kiến thường đem rệp sáp đến để tấn công sen đá. Bạn còn có thể dùng các loại thuốc diệt rệp sáp để rải quanh gốc cây.
Nếu cây có biểu hiện bệnh nặng cần tiến hành cắt bỏ phần thân bị hư hại hoặc thối. Giữ lại phần khỏe mạnh và giữ cây nơi khô ráo khoảng 2 đến 3 ngày rồi mới tiến hành trồng lại.
Ngoài ra, cần lưu ý đến lượng nước tưới tránh bệnh thối úng cây do cung cấp nước quá nhiều.
Bạn có thể xem thêm các mẫu khác tại: Sen Đá
Một Vài Lưu Ý Về Cách Chăm Sóc Sen Đá Tứ Phương
Sen đá từ phương thích nghi tốt với môi trường có nhiệt độ từ 15 đến 35 độ C. Tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Với những chậu sen đá tứ phương khi mới mua về nên để ở nơi thoáng mát, tránh phơi nắng hay tưới nước liền. Để khoảng 2 đến 3 ngày cho cây thích nghi với môi trường và chăm sóc như bình thường.
Cách Nhân Giống Sen Đá Tứ Phương
Cách trồng sen đá tứ phương thế nào là điều được nhiều người quan tâm hiện nay. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 cách nhân giống sen đá tứ phương hiệu quả nhất.
Giâm Lá
Chọn những lá sen đá già trưởng thành ở phần gốc. Có thể dùng kéo cắt hoặc nhẹ nhàng bẻ chúng khỏi thân cây mẹ. Sau đó đem phần lá vừa tách khỏi thân cây đặt ở nơi khô ráo thoáng mát để vết thương lành lại, phần cuống khô ráo. Sau 3 đến 4 ngày thì đặt chúng ở nơi đất ẩm nhằm tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt.
Sau 1 đến 2 tuần, quan sát sẽ thấy rễ non màu hồng mọc ra từ phần cuống lá với sự phát triển của những mầm cây con. Khi đó, cần chú ý nhiều hơn nữa đến việc chăm sóc cây giúp mầm non phát triển. Nên đặt cây ở nơi thoáng mát và ánh sáng phù hợp vì phần rễ và cây con khi đó còn khá yếu.
Khoảng 1 đến 2 tháng sau, cây con sẽ lớn dần và cứng cáp hơn. Khi đó, cây đã dần thích nghi với môi trường và lá mẹ héo dần. Tiến hành tách cây ra từ cuốn lá và đem đi trồng ở một chậu đất mới.
Giâm Cành
Sử dụng kéo hoặc dao đã qua xử lý khử trùng cắt cành sen đá từ cây mẹ trưởng thành. Lưu ý tránh cắt quá sát phần ngọn của cành cây. Sau đó để cành vừa cắt nơi khô ráo để nhanh lành vết thương, tránh vi khuẩn xâm nhập. Sau khoảng 3 đến 4 ngày khi vết cắt đã khô, đem cành giâm xuống đất đã chuẩn bị sẵn.
Giâm cành là biện pháp rất đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ sau 1 đến 2 tuần là cành đã có thể bén rễ và đem ra ngoài trồng.
Gieo Hạt
Lựa chọn những hạt giống khỏe mạnh và tốt nhất từ cây mẹ trưởng thành. Sử dụng nhíp nhẹ nhàng gắp từng hạt giống đặt lên trên mặt đất đã chuẩn bị sẵn trong chậu. Gieo hạt giống ở khoảng cách đều nhau và tiến hành phủ thêm một lớp đất mỏng trên bề mặt. Sau đó tưới một lượng nước vừa đủ để cung cấp đủ độ ẩm cho đất. Tránh tưới quá nhiều nước khiến hạt giống bị úng.
Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát với ánh sáng nhẹ, tránh nắng gay gắt vào buổi trưa. Sau khoảng 7 đến 10 ngày, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm. Sen đá con đạt kích thước từ 2 đến 3cm thì có thể tách riêng cây ra từng chậu nhỏ hơn để trồng và chăm sóc. Khi tách, canh đặt cây vào chính giữa chậu rồi lấp đất vào xung quanh gốc, cố định dáng cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.