Điều gì làm nên danh xưng “Thực vật kỳ lạ nhất thế giới” của Cây Bẫy Kẹp. Dù sở hữu vẻ ngoài đáng sợ và kỳ dị vậy tại sao vẫn được dân chơi kiểng săn đón một cách nồng nhiệt. Phải chăng ở cây có điểm gì đó thu hút người khác. Hãy cùng Sen Đá Sài Gòn đi tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi trên nhé.
Cây Bẫy Kẹp Là Cây Gì
Cây bẫy kẹp hay còn được gọi với cái tên dân dã là cây ăn thịt. Có tên tiếng Anh mỹ miều là Venus Flytrap. Là loài cây nằm trong họ Gọng vó với tên khoa học là Dionaea muscipula. Sinh trưởng và phát triển ở các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, phía Bắc và Nam Carolina. Cây Bẫy Kẹp thuộc loại thực vật ăn thịt. Chúng có cấu trúc dạng thân củ, kích thước cực đại của thân rơi vào khoảng từ 7- 10cm. Mỗi thân sẽ có khoảng 3-5 lá cây.

Cây phát triển theo bốn dạng biến thể chính là:
Typica: đây là dạng phổ biến nhất, với cuống lá rộng và nằm sát mặt đất.
Erecta: ở dạng biến thể này thì lá cây sẽ vươn lên theo hướng góc 45 độ.
Linearis: dạng này thì có cuống lá tương đối hẹp và lá cũng vươn lên theo hướng góc 45 độ.
Filiformis: với cuống lá rất hẹp hoặc hình đường thẳng.
Nhưng ngoại trừ filiformis là biến thể đặc biệt không thay đổi được thì các biến thể còn lại có thể tự tạo ra được bằng những tác động bên ngoài như thời tiết mùa, chiều dài chu kỳ ánh sáng và cường độ ánh sáng.
Đặc Điểm Của Cây Bẫy Kẹp
Như được đặt tên theo hình dáng, chúng sở hữu một vẻ ngoài như chiếc bẫy kẹp săn thú. Chiếc lá tạo thành từ 2 phiến lá được nối với nhau thành bản lề, hình vòng cung tròn với phần rìa lá là những kẹp nhọn. Tùy vào kích thước bẫy kẹp mà chúng sẽ săn được những con mồi có kích thước khác nhau, chủ yếu là ruồi, nhện hay muỗi.
Bề mặt lá cây trơn láng, mặt ngoài của lá cây có màu huỳnh quang xanh lục và mặt trong lá có màu đỏ hồng. Phía mặt trong của mỗi phiến lá sẽ có 3 chiếc lông gai cảm ứng. Thời điểm cây ra hoa được xem là bước ngoặt quan trọng của cây. Vì sau khi ra hoa các bẫy lá cây sẽ hoạt động mạnh mẽ và cứng cáp hơn trước. Cây sẽ ra hoa sau khi kỳ ngủ đông kết thúc. Hoa của cây có màu trắng, cành hoa sẽ mọc cao hơn phần lá khoảng 20 – 30cm. Đối với những cây còn yếu khi ra hoa ta nên cắt bỏ hoa. Để tránh việc cây dùng chất dinh dưỡng để nuôi hoa mà không đủ dinh dưỡng để nuôi các bẫy kẹp của cây. Và hoa của cây được tạo ra bằng hình thức thụ phấn chéo. Cây Bẫy Kẹp có 2 hình thức sinh sản chính là ra hoa, kết hạt hoặc là đẻ cây con.

Cơ Chế Bắt Mồi Của Cây Bẫy Kẹp
Lá bắt mồi với cơ chế đóng mở tương tự như vỏ sò. Nếu trong vòng 20 giây mà lông gai cảm ứng bị tác động 2 lần thì bẫy kẹp sẽ được kích hoạt. Thời gian từ khi bẫy bị kích hoạt cho đến khi chúng đóng lại chỉ vỏn vẹn trong 1/10 giây.
Lá cây mở ra, tiết ra mùi hương ngọt ngào dẫn dụ con mồi tiến vào trong bẫy. Khi con mồi bước vào thì phiến lá sẽ đóng lại kẹp chặt con mồi bên trong, cùng với phần gai nhọn khiến con mồi không thoát ra được. Sau đó cây tiết ra dịch để tiêu hóa con mồi, dùng dinh dưỡng đó để nuôi cây. Khi đã chén xong con mồi chúng tiếp tục mở lại chiếc bẫy chờ con mồi tiếp theo. Tùy vào kích thước bẫy kẹp mà chúng sẽ săn được những con mồi có kích thước khác nhau, chủ yếu là ruồi, nhện hay muỗi.
Cách Cho Cây Ngủ Đông Nhân Tạo
Quá trình ngủ đông là quá trình bắt buộc khi người chơi cây muốn thu được hạt giống của cây. Cây sinh sống ngoài tự nhiên ở những nước 4 mùa rõ rệt nên chúng có thói quen ngủ đông. Nhưng ở Việt Nam chỉ có miền Bắc mới có 4 mùa rõ rệt, nên ở các miền khác cây sẽ khó ngủ đông hơn. Chính vì vậy ta có thể tạo môi trường nhân tạo để cây ngủ đông. Đây là một kỹ thuật khá phức tạp và đòi hỏi cao. Nếu quá trình ngủ đông nhân tạo thất bại cây sẽ bị sốc dẫn đến chết cây. Ta sẽ thực hiện quá trình ngủ đông nhân tạo vào tháng 12 của năm.
Đầu tiên ta sẽ tách cây cần đem đi ngủ đông ra khỏi chất trồng. Dùng nước rửa sạch cây và bộ rễ để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh cho cây.
Dùng chất trồng mới quấn kín bộ rễ của cây lại. Có thể dùng ni lông chiết cây để cố định chất trồng vào rễ cây.
Cho cây đã được quấn chất trồng vào hộp nhựa, sau đó đậy kín hộp nhựa lại. Để tránh tình trạng cây bị khô khi ngủ đông.
Đem hộp chứa cây đặt vào ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ duy trì vào khoảng từ 3 đến dưới 8 ⁰C.
Nên kiểm tra tình trạng cây khoảng 1 tuần/ lần. Kiểm tra nhanh rồi đặt lại cây vào tủ lạnh. Sau 2- 3 tháng ngủ đông ta có thể đem cây ra ngoài và trồng vào chậu chất trồng. Một tuần đầu cho cây ở những nơi mát mẻ, có bóng râm tránh cây bị sốc nhiệt.
Công Dụng Và Ý Nghĩa Của Cây Bẫy Kẹp
Được giới trẻ khắp nơi yêu thích và săn lùng. Vậy cây có những gì thu hút đến vậy. Hãy cùng sen Đá sài Gòn điểm qua một vài công dụng đặc biệt của loại cây “lành tính” này nhé!
Công Dụng Của Cây Bẫy Kẹp
Khả Năng Bắt Côn Trùng
Với khả năng bắt mồi thiên phú này, Cây Bẫy Kẹp trở thành loại cây thiên địch của các loại côn trùng nhỏ. Như món quà mà tạo hóa dành riêng để tạo nên sự khác biệt cho chúng. Cây có khả năng săn mồi chuyên nghiệp, với tỷ lệ thành công lên đến 90%. Cây sẽ giúp ngôi nhà của chúng ta bớt được một vài loại côn trùng không được yêu thích. Giúp môi trường sống sạch sẽ hơn, tránh được các loại côn trùng gây hại.

Trang Trí Không Gian Sống
Với những người yêu thích sự độc đáo, phá cách thì cây được xem là lựa chọn hàng đầu. Kích thước nhỏ nhắn, không tốn diện tích cây thường được chọn mua để trang trí trong nhà, những nơi như bàn phòng khách, bàn học. Bề ngoài ấn tượng, màu sắc tươi tắn phù hợp với việc làm nổi bật không gian của căn nhà. Mang đến cảm giác sự sống đang sinh sôi và phát triển trong không gian sống.
Làm Quà Tặng
Vào những dịp đặc biệt, ta thường sẽ khó khăn trong việc tìm quà tặng thích hợp cũng như tạo sự khác biệt. Vì vậy Venus Flytrap thường là một sự gợi ý hữu hiệu cho những trường hợp như vậy. Tặng một chậu cây, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người nhận, cũng gây ấn tượng với người nhận thông qua món quà độc đáo, lạ lùng này.
Ý Nghĩa Của Cây Bẫy Kẹp
Mỗi loại cây, mỗi ý nghĩa. Cây Bẫy kẹp mang trong mình ý nghĩa về phong thủy được mọi người yêu thích. Đặc biệt khi áp dụng hướng phong thủy là Đông – Nam hoặc Đông – Bắc để đặt cây. Vì hướng này là hướng rước tài lộc vào nhà mang đến giàu sang, sung túc. Đây là lí do khiến nhiều người theo phong thuỷ chọn mua chúng để trang trí như vật đại cát đại lợi trong nhà.

Cách Chăm Sóc Cây Bẫy Kẹp
Là một “Sát thủ săn mồi” chuyên nghiệp nhờ các bẫy kẹp vì vậy chúng cần được chăm sóc tốt phần bẫy kẹp. Để cây có thể phát huy tối đa công lực của mình thì bạn hãy lưu ý một vài yếu tố ảnh hưởng sau đây nhé!
Nước Tưới
Như nguồn gốc của chúng là ở vùng đầm lầy nên đây là loại cây cần ẩm cao. Cây Bẫy Kẹp sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh khi đủ nước. Ta có thể quan sát tình trạng đất mà tưới nước cho cây. Nếu thời tiết ẩm ướt thì có thể tuần tưới cây 2 lần. Và cây có yêu cầu về nước khá đặc biệt, là ít khoáng vì nhiều khoáng sẽ gây cháy lá. Chúng ta có thể dùng nước cất, nước lọc hoặc nước máy để tưới cho cây. Khi dùng nước máy thì ta nên để nước máy qua đêm cho bay bớt mùi clo rồi hãy tưới cho cây. Hạn chế tưới từ trên xuống vì sẽ gây hại cho lá, có thể dùng biện pháp ngâm chậu để cấp nước cho cây.
Chất Trồng
Cây Bẫy Kẹp không trồng bằng đất thường được vì đất có nhiều chất dinh dưỡng khiến cây cháy lá. Vì sức chịu đựng khoáng của cây khá thấp so với các loại cây khác. Ta có thể trộn hỗn hợp Dớn trắng hoặc Dớn chile kết hợp với đá Perlite cùng một ít cát thạch anh để làm đất trồng cho cây. Vì Dớn có khả năng ngậm nước tốt và khó phân hủy nên đảm bảo cây trồng phát triển tốt. Còn Perlite thì nhẹ và xốp giúp rễ cây bén tốt hơn, không gây ngập úng và bổ sung silic cho cây. Ta có thể mix chúng với tỷ lệ 1:1 để tạo ra đất trồng tốt nhất.

Ánh Sáng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để cây trồng phát triển và lên màu đẹp. Bạn có thể cho cây tiếp xúc với ánh nắng để cây có đủ điều kiện phát triển. Ánh nắng thích hợp ở khoảng nhiệt độ từ 25- 30 ⁰C. Ta có thể cho cây phơi nắng thường xuyên trên 4 tiếng/ ngày thì sẽ đảm bảo cây lên màu đẹp. Còn với cây mới mua về trồng còn yếu thì bạn chỉ cần cho cây phơi nắng trong bóng là được.
Cho Cây Ăn
Ta chỉ cần cho cây ăn 1 đến 2 lần trong vòng 1 tuần. Nếu cho ăn nhiều quá thì cây sẽ bị thối kẹp, nặng hơn là thối cây, chết cây. Cây sẽ ăn con mồi từ 4 ngày đến 1 tuần và hút chất dinh dưỡng đó đi nuôi cây. Khi cây mở ra lại thì chỉ còn xác khô của con mồi. Sau một tuần mà kẹp chưa mở thì ta có thể cho kẹp khác ăn mồi trước thay vì chờ kẹp cũ mở ra.
Chậu Trồng
Cần chọn chậu có lỗ để tiện cho việc thoát nước cũng như ngâm nước cho cây. Tùy thuộc vào kích thước của cây mà lựa chọn kích thước chậu trồng phù hợp. Không cần chọn chậu quá lớn.
Bạn có thể xem thêm các mẫu khác tại: Cây Bắt Mồi
Bệnh Và Cách Khắc phục, Phòng Tránh
Bẫy kẹp bị héo đen hoặc vàng là tình trạng bệnh thường gặp ở cây. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do thừa nắng, thiếu nước. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà ta có thể bổ sung hoặc giảm bớt chế độ nắng, nước của cây để cây ở trạng thái phát triển tốt. Ngoài ra, có thể do sâu bệnh từ đất trồng gây nên thì ta có thể tỉa lá, và tưới thuốc trừ sâu bệnh.
Một vài lưu ý cho cây trồng
- Hạn chế di chuyển cây thường xuyên, tránh làm cây không kịp thích nghi sẽ yếu và dễ chết.
- Hạn chế cho cây đóng kẹp khi không có mồi vào vì sẽ gây hao tổn năng lượng của cây.
- Tránh để cây bị nhiễm nước mưa quá nhiều. Vì không khí ô nhiễm nên nước mưa cũng trở nên bẩn hơn. Khi bị nước mưa acid rơi trúng cây sẽ trổ đốm đen sau đó đen chết cả cây.
- Mong là sau những chia sẻ trên có thể giúp các bạn có thêm kiến thức về chăm sóc loại cây Bẫy Kẹp này.
Cách Nhân Giống Cây Bẫy Kẹp
Là loại cây có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới nên có thể thấy được khả năng thích nghi và sinh trưởng tuyệt vời của chúng. Chính vì vậy việc nhân giống loại cây này cũng không hề khó. Sau đây là một vài phương pháp nhân giống tiệm mách nhỏ với bạn để bạn có một vườn Cây Bẫy Kẹp đồ sộ hơn.
Nhân Giống Gằng Hạt
Có thể lấy hạt từ cây, kết thúc ngủ đông cây sẽ ra hoa sau đó kết thành hạt. Nhưng quá trình này có thể khá lâu, mất khoảng từ 1- 2 năm. Chính vì vậy để nhanh hơn ta có thể tìm mua hạt trên thị trường. Nên mua ở những nơi phân phối hạt uy tín, tránh mua nhầm hạt giả, kém chất lượng. Đây là phương pháp mà ta có thể tận mắt chứng kiến cả quá trình sinh trưởng của cây. Tạo cảm giác thành tựu nhưng cũng có tính thử thách và kiên nhẫn cao. Ta có thể thực hiện nhân giống theo các bước sau:
- Chuẩn bị chất trồng cho cây, đảm bảo hàm lượng ẩm cũng như khoáng chất mà cây cần thiết.
- Chuẩn bị chậu nhỏ, ly nhựa để gieo hạt.
- Cho chất trồng vào chậu, ép vừa phải. Sau đó dùng nhíp gắp hạt giống đặt lên bề mặt rồi phun sương lên bề mặt vừa ươm.
- Dùng màng bọc che lại mặt chậu tránh côn trùng ăn hạt.
- Đặt chậu ở nơi thoáng mát cho cây phát triển tốt.

Nhân Giống Bằng Cách Tách Cây Con
Đẻ cây con là hình thức sinh sản tự nhiên của cây, cây con mọc lên gần cây mẹ lớn. Tùy vào cây mà sẽ có nhiều đợt đẻ cây con trong năm cũng như sau vài năm mới đẻ. Sau đó ta sẽ tách cây con ra chậu riêng để cây có không gian phát triển hơn.
- Lấy cây nhẹ nhàng cùng chất trồng ra khỏi chậu.
- Dùng nhíp tách nhẹ cây con ra khỏi cây mẹ, tránh làm đứt rễ cây.
- Sau khi tách xong cho cây con vào trồng trong chậu mới đã chuẩn bị sẵn chất trồng.
- Tưới nước cho cây để cây bám rễ vào chất trồng và phát triển.
- Sau 2- 3 tuần để trong mát thì có thể cho cây con ra phơi nắng. Cây con sau khi tách chậu sẽ có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Nhân Giống Bằng Cách Giâm Lá
Đây là phương pháp có thể gây hại cho cây mẹ và có thể gây chết cây mẹ. Nên lưu ý đây là phương pháp chỉ dành cho cây mẹ mạnh khỏe. Ưu điểm là sẽ nhân giống ra được nhiều cây con nếu cây mẹ khỏe mạnh.
- Lấy dụng cụ bén, sạch để lấy lá từ cây mẹ.
- Giâm lá vừa lấy vào chậu chất trồng đã chuẩn bị từ trước.
- Tưới nước, sau đó đặt chậu ở nơi có bóng mát, nắng nhẹ. Lúc đầu lá sẽ bị đen, nhưng khi đen đến gần cuống lá thì nó sẽ nhảy ra cây con. Trong khoảng 1 tháng thì cây con sẽ nhảy ra.
Nhân Giống Cây Bằng Phương Pháp Cấy Thạch
Đây là phương pháp cho năng suất cao, mỗi lần nhân giống có thể tạo ra hơn chục cây con. Khi áp dụng phương pháp này yêu cầu người thực hiện phải có lượng kiến thức đủ lớn. Và trang thiết bị đạt chuẩn yêu cầu phòng thí nghiệm.
Đầu tiên chuẩn bị thạch rau câu để nhân giống. Trong hơn hợp thạch gồm các chất dinh dưỡng cần thiết để cây có thể phát triển. Cho 1 ít thạch vào bình thủy tinh. Tất cả dụng cụ cũng như phần thạch đều được vô trùng trước khi dùng.
Sau đó cho cuống hoa của cây Bẫy Kẹp đã được làm sạch cắm vào trong phần thạch trong lọ. Sau đó dùng bông gòn nhét kín miệng lọ, phủ ngoài bằng giấy báo.
Đặt lọ ở dưới ánh đèn led trên 50w, ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ 25⁰C. Sau 3- 4 tháng thì từ cuống hoa ban đầu sẽ mọc lên số lượng lớn cây con.
Phía trên là tất cả các cách nhân giống cây Bẫy Kẹp để bạn có thể tham khảo. Từ việc nhân giống theo trình độ từ thấp đến cao. Từ phương pháp nhân giống tự nhiên đến nhân tạo. Từ những cách đơn giản nhất là tách cây con đến cấp độ khó nhất là phương pháp trồng thạch trong điều kiện vô trùng. Và phương pháp tốn thời gian nhất có lẽ là phương pháp gieo hạt tốn gần 2 năm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.