Mexico và vùng Tây Bắc Nam Mỹ là quê hương ban đầu của loài Sen Đá Sỏi Hồng. Bây giờ thì chúng có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng được trồng chủ yếu tại Đà Lạt. Cùng Sen Đá sài Gòn tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này nhé.
Đặc Điểm Của Sen Đá Sỏi Hồng
Sen Đá Sỏi Hồng thuộc chi Echeveria nằm trong họ Pachyphytum, bộ Senecioneae. Pachyphytum oviferum là tên khoa học của Sen Đá Sỏi Hồng, cây thuộc họ bỏng. Trong tiếng Anh, Sen Đá Sỏi Hồng thường được gọi là sugar almond plant hoặc moonstone.
Sen Đá Sỏi Hồng có vẻ ngoài dễ thương bởi những chiếc lá có hình dạng như những viên sỏi đính lên thân cây. Những chiếc lá nhỏ tròn mũm mĩm, béo tốt màu hồng phấn được bao phủ bởi một lớp phấn trắng. Chu kỳ nở hoa của cây rơi vào tháng 4 và tháng 6 hằng năm. Cành hoa sẽ nhú ra từ những lá cây và vươn lên cao. Hoa sẽ có màu đỏ hồng và có hình dạng như chiếc ô. Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng 10 cm.
Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Sen Đá Sỏi Hồng
Ý Nghĩa
Được truyền tai rộng rãi với nhiều ý nghĩa khiến loài cây kiểng này được yêu thích. Chậu Sen Đá Sỏi Hồng tượng trưng cho tình yêu to lớn và bền chặt, tượng trưng cho tình bạn cao cả. Cây có sức sống và sinh trưởng mãnh liệt tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh hằng thích hợp dùng để làm quà tặng. Món quà như nhắn nhủ người nhận cố gắng vươn lên nghịch cảnh và trở nên xinh đẹp.
Ngoài ra, về mặt phong thủy cây cũng mang ý nghĩa tốt lành. Cây như một vật cát tường mang đến thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Đúng là một ý nghĩa đáng được mọi người săn đón và yêu thích đúng không nào.
Công dụng
Thanh lọc không khí
Như những gì đã được kiểm chứng thì Sen Đá Sỏi Hồng có khả năng thanh lọc không khí tốt. Như chiếc máy lọc mini, lọc được khí độc hại phần nào cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
Trang trí
Một chậu sen đá đặt ở bàn làm việc, bàn học hay phòng khách đang được mọi người ứng dụng rộng rãi. Sau những giây phút căng thẳng được ngắm nhìn chậu sen đá dễ thương thì áp lực cũng phần nào được giải tỏa. Chính vì vậy hãy để chậu Sen Đá Sỏi Hồng được giúp bạn thư giãn hơn nhé.
Làm quà tặng
Với những ý nghĩa của Sen Đá Sỏi Hồng thì chúng thường xuyên được dùng tặng như một món quà. Người tặng muốn gửi đến người nhận những điều tốt đẹp cũng như thông điệp thông qua món quà đặc biệt này.
Cách Chăm Sóc Sen Đá Sỏi Hồng
Để vật cát tường luôn khỏe mạnh và vận tài thì các bạn nên lưu tâm chăm sóc một chút. Một vài yếu tố tuy khá quen thuộc nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đối với cây. Cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu cách chăm cây hiệu quả nhé.
Ánh Sáng
Cây luôn cần ánh sáng để phát triển và quang hợp, Sen Đá Sỏi Hồng cũng không ngoại lệ. Nguồn gốc của cây vốn là những nơi đầy nắng và gió nên đây là loại cây rất ưa nắng. Nếu có thể bạn hãy cho cây hứng nắng khoảng 6 tiếng một ngày. Tránh những giờ nắng gay gắt từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Nếu để cây thay đổi thời tiết quá thất thường sẽ dẫn đến cây bị sốc nhiệt và chết. Khi hấp thu đủ nắng thì cây sẽ phát triển nhanh và cho lên màu rất đẹp nên bạn hãy cho cây tắm nắng thường xuyên nha.
Tưới Nước
Là cây họ bỏng có thân mọng nước nên nước tưới cũng không quá cần thiết tưới thường xuyên. Chỉ cần tưới cây 2 lần/ tuần hoặc cụ thể hơn là quan sát độ ẩm của đất xem cây có cần nước chưa. Các bạn có thể tưới nước nhẹ từ trên xuống hoặc dùng biện pháp ngâm chậu đối với cây. Khi tưới hạn chế để nước đọng lại các nách lá, khiến úng lá.
Đất Trồng
Đối với sen đá nói chung và Sen Đá Sỏi Hồng nói riêng nên dùng loại đất trồng tơi xốp. Có thể loại đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt không làm cây phát triển nhanh nhưng nó lại là loại đất hợp với cây nhất. Các bạn có thể mix đất trồng với đá perlite cùng xơ dừa, xỉ than để có hơn hợp đất phù hợp. Đất trồng các bạn có thể tự mua về nhà trộn hoặc mua ở các nơi bán đất chuyên dùng cho cây.
Phân Bón
Để cây đủ chất dinh dưỡng nuôi cây bạn nên định kỳ bón phân, thay đất cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ bón thêm cho cây vào mùa cây có hoa để cây đủ chất nuôi cả lá lẫn hoa.
Bạn có thể xem thêm các mẫu khác tại: Sen Đá
Các Bệnh Thường Gặp Của Cây
Rệp Lá
Đối với sen đá thì cây sẽ hiếm khi bị bệnh nếu bạn chăm sóc tốt. Nhưng vẫn có bệnh thường gặp đối với sen đá là cây bị rệp sáp. Đây là bệnh phát sinh do kiến tha rệp và cây khiến cây bị bệnh. Với những cây bị rệp sáp ít bạn có thể dùng cồn pha nước để lau từng lá, nhiều hơn có thể dùng thuốc phun cho cây. Khi đã trị được rệp thì bạn hãy để cây ở nơi tránh các ổ kiến để tránh bị lại.
Rụng Lá
Ngoài ra, khi nhiệt độ xung quanh quá cao hoặc bị dính nước mưa thì cây sẽ bị rụng lá. Đây là cơ chế tự nhiên của cây Sen Đá Sỏi Hồng. Chính vì vậy hẹn chế để cây bị dính nước mưa để cây đẹp hơn.
Thối Gốc
Đây là bệnh khó nhận biết đối với người mới trồng cây, nó sẽ khiến cây chết từ từ. Những dấu hiệu nhận biết là thân cây bị héo, lá cây bị héo và rụng dù không thiếu nước. Vì có thể cây đã bị thối gốc nên lá không hút được nước và phần gốc thối cũng không nhìn thấy được nếu không nhổ gốc lên. Khi nhổ lên nếu thấy phần rễ không phát triển có thể cây đã bị thối gốc. Hoặc có nhiều trường hợp gốc bị thối không hút được nước nên ở trên thân của cây sẽ đâm ra nhiều rễ xung quanh. Và cách duy nhất khiến cây sống tiếp là cắt bỏ phần gốc bị đen. Dùng phần thân trên còn tươi tốt giâm lại vào đất để cây hồi phục lại.
Cách Nhân Giống Sen Đá Sỏi Hồng
Để bộ sưu tập sen đá của bạn được phong phú và trù phú hơn thì có thể nhân giống sen đá. Các phương pháp nhân giống Sen Đá Sỏi Hồng cũng khá đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Đây cũng là phương pháp cho ra số lượng cây trồng nhiều nhất khi nhân giống. Sau đây là những phương pháp mà Sen Đá Sài Gòn đã tìm hiểu và áp dụng thành công muốn chia sẻ cùng các bạn.
Nhân Giống Bằng Hạt
Quá trình từ một hạt giống trở thành một cây con và phát triển là khá lâu. Chính vì vậy phương pháp gieo hạt là phương pháp tốn thời gian nhất. Nhưng nếu bạn chưa có sẵn cây và có sức kiên nhẫn cao thì có thể áp dụng phương pháp này.
- Bước 1: Cần tìm nơi uy tín để mua hạt giống. Chuẩn bị chậu và đất trồng phù hợp cho cây phát triển.
- Bước 2: Cho đất vào chậu trồng. Sau đó gieo hạt giống vào, phủ đất lên bề mặt hạt giống.
- Bước 3: Dùng bọc ni lông hay nắp đậy che kín miệng chậu tránh hạt bị sâu bọ ăn mất.
- Bước 4: Đặt chậu ở nơi thoáng mát để cây nảy mầm. Sau khi nảy mầm thì cho cây tiếp xúc dần với ánh nắng, tránh quá gấp khiến cây bị sốc nhiệt.
Nhân Giống Bằng Lá
Khi cây trồng khỏe mạnh hoặc bị yếu thì ta cũng có thể dùng phương pháp này để nhân giống cây trồng mới. Đây cũng là một phương pháp đơn giản, tiết kiệm thời gian cho người nhân giống.
- Bước 1: Dùng tay xoay tách các lá ra khỏi thân cây. Sau đó đen để ở nơi mát mẻ vài ngày để vết hở lành lại.
- Bước 2: Chuẩn bị ly chứa nước khoảng ⅕ ly nước. Dùng màng bọc thực phẩm bịt kín miệng ly, có thể chồng 2 lớp màng lên nhau. Đục từ 4 đến 5 lỗ trên mặt màng rồi cắm những lá cây đã lành miệng vào, tránh lá đụng nước. Quan trọng là đục thêm vài lỗ nhỏ để thoát khí.
- Bước 3: Đặt ly trồng lá cây ở nơi mát mẻ như cửa sổ. Đợi khoảng thời gian ba tuần thì rễ cây bắt đầu xuất hiện. Nếu trong quá trình này lá bị thối có nghĩa lá đó đã bị chết, có thể đem bỏ.
- Bước 4: Đến tuần thứ sáu thì rễ cây ra khá dài và có lá cây con ở xung quanh. Đến tuần thứ 8 thì lá cây cũng khá lớn. Lúc này có thể đem cây ra trồng vào đất. Đặt cây ở nơi có điều kiện ổn định để cây phát triển.
Nhân Giống Bằng Thân Cây
Khi các cây con và lá ra quá dày thì ta có thể dùng phương pháp này để nhân giống cho cây. Việc cát thân đi nhân giống vừa nhân giống cho cây vừa có chỗ cho cây con ở dưới phát triển lớn hơn.
- Bước 1: Dùng dao sạch sẽ, bén cắt lấy phần thân cây. Ngắt bớt những lá gần vết cắt để có khoảng trống trồng thân vào đất. Các lá vừa ngắt ra dùng đi nhân giống bằng lá.
- Bước 2: Để phần vết cắt ở thân vài ngày cho khô mặt vết cắt. Chuẩn bị chậu và đất trồng.
- Bước 3: Cắm phần thân đã héo mặt vết cắt vào trong đất trồng. Đặt chậu ở ngoài trời nơi có bóng râm. Tưới nước và chăm sóc cây để cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt. Về phần gốc cây còn lại sau khoảng vài tuần sau thì các lá con bị chèn ép ở dưới đã to lớn hơn.
Với những phương pháp nêu trên hy vọng bạn có thể tự tạo cho mình thêm nhiều chậu sen đá xinh đẹp và khỏe mạnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.