Sedum được biết đến với tên gọi là chi cỏ cảnh thiên nghe rất mỹ miều. Vậy bạn có biết loài sen đá sedum thuộc chi này không? Đặc điểm, hình dáng và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sen Đá Sedum Là Gì?
Sen đá sedum là loại sen đá mọng nước thuộc thân cây bỏng và có nguồn gốc từ Mexico đến Tây Bắc Nam Mỹ. Sen đá này có đặc điểm nổi bật hơn những loại sen đá khác vì nó là những chiếc lá nhỏ xíu mọc thành bụi nhỏ xinh. Trông như những mầm cây mọc tạo nên hình dáng của một bông hoa.
Từng cánh lá sedum với màu xanh mướt và mọng nước trông rất tươi tắn. Sen đá sedum sẽ nở hoa thường vào các tháng 4 đến tháng 6. Từng cuống hoa sẽ nhú ra từ trong đám lá sen rất đặc biệt với hình dáng giống như cây dù nhỏ.
Các Loại Sen Đá Sedum
Sedum mang đến vẻ đẹp tuy rất đơn giản nhưng lại nổi bật hơn những loại sen đá khác. Nó được chia thành các loại như:
Sen đá sedum xanh: đem đến hình dáng của sen đá mini với chiếc lá nhỏ xíu trông giống như lá của cây hương thảo. Sedum xanh có màu xanh lá cây nhạt mọng nước trong suốt.
Sen đá sedum dạ quang: Với màu xanh nhạt pha lẫn màu vàng tạo nên một màu dạ quang sáng nổi bật khi được phơi ở nắng. Đặc điểm cũng giống như các loại sedum khác với những tán lá nhỏ xíu.
Sen đá sedum vàng: với những chiếc lá nhỏ xíu mang màu vàng đặc sắc mọc thành những chuỗi lá dài.
Sedum Burrito (sen đá chuỗi ngọc): với những chiếc lá xếp như những chuỗi dài và mọng nước. Lá sen trông như những hạt ngọc trong suốt, lấp lánh, có sức hấp dẫn và quyến rũ.
Sedum cơm: sở dĩ có tên gọi này là hình dáng lá sen như những hạt cơm nhỏ xíu. Lá có màu xanh đậm xếp với nhau như bông hoa rất đẹp mắt.
Lợi Ích Của Sen Đá Sedum
Lợi ích đầu tiên khi trồng sen đá đó là trang trí cho văn phòng, bàn làm việc hay khu vườn nhỏ của bạn. Những cây sen đá nhỏ nhắn và đáng yêu như sedum sẽ mang đến cho không gian của bạn trở nên tươi mát và sinh động hơn.
Sen đá cũng đóng vai trò như một loài cây xanh quang hợp giúp thanh lọc và làm sạch không khí môi trường của bạn. Giúp bạn loại bỏ những chất độc có hại tiết ra từ những vật dụng hay đồ dùng ở trong phòng mình. Sen đá sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư thái và thoải mái khi nhìn vào chúng.
Ngoài ra sen đá còn giúp bạn hạn chế được những tác hại của các tia có hại phát ra từ những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… Những tia đó sẽ làm da bạn trở nên khô, sạm đi và đặc biệt còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặt sen đá tại nơi làm việc của bạn sẽ giúp bạn điều tiết mắt tốt và giúp bạn tập trung tinh thần làm việc hơn.
Ý Nghĩa Của Sen Đá Sedum
Sedum tượng trưng như một loài sen đá của tình yêu vĩnh cửu và thủy chung. Với thân hình nhỏ nhắn của mình mà có thể kiên cường vượt qua mọi thứ thể hiện một tình bạn bền chặt và dài dâu. Những tán lá nhỏ nhắn xếp đều như một sự gắn kết bền vững và không bao giờ bỏ cuộc.
Ý nghĩa phong thủy: Với những tán lá nhỏ xếp đều và xum xuê đó là biểu hiện của sự may mắn và tài lộc. Sự xum xuê của lá sen còn thể hiện niềm sức sống mạnh mẽ và sự kiên trì sẽ mang đến nhiều thăng tiến trong công việc.
Với màu đặc trưng là màu xanh tươi vì thế mà sedum rất hợp những người mang mệnh Hỏa và Mộc. Màu xanh chính là màu tương sinh đem lại may mắn cho mệnh Hỏa. Những người mang 2 mệnh trên đừng bỏ qua loại cây phong thủy may mắn này.
Cách Nhân Giống Sen Đá Sedum
Với dòng sedum thì chúng ta sẽ thực hiện nhân giống sen đá theo phương pháp giâm cành và gieo hạt giống. Đây đều là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng tại nhà rất đơn giản và dễ làm.
Giâm Cành
Thật đơn giản, bạn chỉ cần chọn được một cành khỏe mạnh và lá xanh mướt tươi tốt từ cây mẹ. (Lưu ý không chọn cây bị sâu bệnh)
Bạn dùng tay hoặc dụng cụ sắc bén để tách cành ra khỏi cây mẹ. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến cây.
Sau khi tách được cành ra, bạn để nó trong bóng râm một khoảng thời gian.
Giâm cành vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn.
Tưới nước và đảm bảo độ ẩm vừa đủ để cây có thể phát triển.
Gieo Hạt giống
Để thực hiện phương pháp gieo hạt giống thì bạn cần chuẩn bị hạt giống sen đá và bầu đất. Hạt giống nên ngâm qua nước ấm trước khi gieo để tỉ lệ nảy mầm cao hơn. Hạt giống sau khi đã được ngâm thì bạn đem gieo vào đất. Tưới nước cho đất có độ ẩm vừa phải và đặt ở nơi thoáng mát cho cây phát triển.
Để có thể gieo hạt giống với tỉ lệ nảy mầm cao thì bạn cần phải mất thời gian chăm sóc rất kỹ. So với gieo hạt giống thì giâm cành sẽ đem lại tỉ lệ nảy mầm cao hơn và duy trì được thể trạng từ cây mẹ.
Cách Trồng Sen Đá Sedum
Sau khi đã nhân giống được cây con thì bạn tiến hành đến bước trồng cây. Trước khi trồng thì bạn cần chuẩn bị một cái chậu trồng và bầu đất. Chậu nên có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây thoát nước không kịp gây nên úng cây.
Tiến hành trồng cây đơn giản:
- Cho khoảng hơn ½ đất vào chậu trồng.
- Cho nhánh cây con đã được nhân giống vào chậu đất
- Dùng phần đất còn lại phủ lên chậu để làm cố định cây.
- Tưới nước vừa phải và đặt chậu cây tại nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ gây cháy lá cây non.
- Duy trì chăm sóc cho cây để cây trưởng thành.
Cách Chăm Sóc Sen Đá Sedum
Sen Đá Sài Gòn xin chia sẻ đến bạn cách chăm sóc sen sedum như thế nào cho cây khỏe mạnh. Bạn chỉ cần quan tâm đến các yếu tố như: đất trồng, lượng nước tưới, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng hay sâu bệnh.
Đất Trồng
Đất trồng sen đá thì không cần phải quá nhiều màu mỡ và phì nhiêu. Bạn chỉ cần đảm bảo đất có đủ độ tơi xốp và thoát nước tốt. Với đất trồng, bạn có thể tự trộn đất tại nhà để trồng bằng cách dùng đất thịt trộn với xỉ than hoặc xơ dừa.
Ngoài ra để tiết kiệm thời gian thì bạn có tìm đến những cửa hàng bán cây sen đá để mua đất. Đất ở đó thì đã được trộn sẵn và đảm bảo được các yếu tố đất cho cây phát triển. Đặc biệt khi bạn trồng cây sen đá thì nên định kỳ thay đất 1 năm một lần để đảm bảo độ tơi xốp của đất.
Ánh Sáng Cho Cây
Đa số các loài sen đá đều là những cây ưa chuộng ánh sáng. Khi cây được tiếp xúc với lượng ánh sáng thường xuyên thì sẽ đem lại màu sắc tươi sáng và có sức sống hơn. Bạn nên phơi nắng thường xuyên cho cây vào những khung giờ như 7-10h hoặc 16h trở đi.
Nếu phơi nắng cây ở nơi ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị cháy lá. Nếu bạn thường xuyên đặt cây trong tối thì ít nhất nên phơi nắng cho cây khoảng từ 3 – 4 lần/ tuần để cây sinh trưởng và phát triển.
Lượng Nước
Bởi vì mang đặc điểm của cây mọng nước mà sen đá đều không ưa quá nhiều nước. Bạn chỉ tưới cho cây sen một lượng nước vừa phải để duy trì được độ ẩm trong đất. Cây khi được tưới quá nhiều nước sẽ dễ gây nên tình trạng úng nước và thối rễ.
Nếu cây của bạn được đặt tại trong nhà thì bạn nên tưới 1 lần/ tuần. Nếu cây của bạn được đặt ngoài nơi có nhiều nắng thì bạn nên tưới 2-3 lần/ tuần. Tùy thuộc vào độ khô của đất mà bạn tưới nước cho hợp lý.
Nhiệt Độ
Sen đá sẽ sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ cao quá hoặc lạnh đến âm độ sẽ làm cây chết và ngừng sinh trưởng. Vì thế, vào những ngày nắng nóng bạn nên mang cây vào nhà để tránh nhiệt độ cao.
Dinh Dưỡng
Mặc dù là loài cây không cần phải chăm bón bằng phân dinh dưỡng nhiều nhưng bạn vẫn nên cung cấp cho cây một lượng dinh dưỡng. Cây khi đủ dinh dưỡng thì sẽ phát triển mạnh mẽ và không bị còi cọc. Đặc biệt cây sẽ mọng nước căng mịn và màu sắc tươi hơn khi được cung cấp dinh dưỡng.
Bạn có thể bón phân định kỳ cho cây từ 4 – 6 tháng/ 1 lần. Bạn có thể dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón hóa học nhưng phân bón hữu cơ sẽ tốt hơn cho cây.
Bạn có thể xem thêm các mẫu khác tại: Sen Đá
Vấn Đề Khi Chăm Sóc Và Trồng Sen Đá Sedum
Khi trồng cây thì bạn sẽ không tránh được những vấn đề sâu bệnh cho cây. Bạn cần lưu ý các biểu hiện khi cây bị bệnh như:
Nếu cây có lá bị mềm nhũn và úng nước thì cây của bạn đã bị úng nước và có khả năng bị thối rễ. Vấn đề này do bạn tưới nhiều nước và cây thoát nước không kịp.
Nếu lá sen đá bị vàng và nhăn nheo khô héo thì lúc này cây đang bị thiếu nước hoặc cây không hấp thu nước.
Khi cây bị rệp hoặc nấm thì bạn cũng phải chú ý để chăm sóc cho cây. Bạn có thể bới đất để xem rễ cây có bị bệnh không.
Chỉ cần chú ý đến những yếu tố liên quan đến cây để chăm sóc thì cây của bạn có thể trưởng thành tốt và cho ra thêm nhiều thế hệ sau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.