Cây Phong Lá Đỏ là thực vật thuộc chi Phong họ Bồ hòn. Là một trong những cây rụng lá phổ biến ở miền đông Bắc Mỹ và các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhưng hiện nay cây đã được phổ biến trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy điều gì khiến chúng có độ phổ biến rộng như vậy. Hãy cùng Sen Đá Sài Gòn tìm hiểu về loại cây được yêu thích rộng rãi này nhé.
Đặc điểm của Cây Phong Lá Đỏ
Nếu Red Maple là tên tiếng anh của Cây Phong Lá Đỏ thì Acer rubrum chính là tên khoa học của cây. Ngoài ra, cây còn thường được gọi với những tên khác như: Carolina phong đỏ, Phong mềm hay Phong nước. Tên gọi của nó xuất phát từ thực tế hoa, cuống lá, cành con và hạt của nó đều có màu đỏ ở các mức độ khác nhau. Cây Phong Lá Đỏ ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính gồm: nhóm Dissectum, nhóm Palmatum và nhóm Linearilobum
Thân cây Phong Lá Đỏ
Cây Phong Lá Đỏ là một loài thực vật thân gỗ. Vỏ cây khá giống vỏ cây sồi và có sự thay đổi rõ rệt từ lúc cây còn non đến khi già cỗi. Vỏ cây khi còn non khá mịn và có màu xám trắng. Với những cây được trồng càng lâu năm thì vỏ cây trở nên xù xì và sẫm màu hơn, thậm chí xuất hiện vảy ở bề mặt vỏ. Chiều cao cực đại của một cây phong trưởng thành có thể lên tới 15m.
Lá, hoa và hạt của cây Phong Lá Đỏ
Lá của Cây Phong Lá Đỏ có nhiều kích thước khác nhau, có cây lá to có cây lá nhỏ. Lá cây có hình thù độc đáo, lá dạng răng cưa xẻ thành 5- 7 thùy. Các thùy xòe ra xung quanh với những kích thước dài ngắn khác nhau. Màu sắc lá cây có điểm đặc biệt là sẽ thay đổi theo mùa lúc thì xanh, lúc tím, lúc lại trở đỏ. Cây có chu kỳ thay lá mỗi năm, đông lạnh lá rụng, xuân ấm áp lộc non lại đâm chồi. Hoa của cây mọc thành chùm, rủ xuống, thường có màu đỏ cam hoặc đỏ.
Quả của cây Phong Lá Đỏ thường được mọc trong các cụm trên thân cây. Trời vào khoảng cuối hè hoặc đầu tháng 6 thì quả của cây sẽ chín. Những hạt phong khi chín có màu đỏ. Với những cây lâu năm khoảng 4 năm tuổi thì hạt của chúng sẽ được dùng làm hạt giống.
Công dụng của Cây Phong Lá Đỏ
Cây Phong Lá Đỏ là cây không uốn mà vẫn thành bonsai. Các nhánh của cây không cần uốn nắn cũng tự tạo dạng bonsai vì bản chất tán cây đã là một dạng bonsai. Vì điều đó nó được xem là cây quý trong dòng cây bonsai. Màu sắc thì lại vô cùng rực rỡ, bắt mắt. Vậy nên chúng được các nhà chơi kiểng bonsai săn lùng, yêu thích và ưa chuộng. Một cây Phong Lá Đỏ bonsai được đánh giá là đẹp có giá lên đến hàng chục triệu đồng. Chính vì vậy chúng hay được mọi người dùng làm cây kiểng trang trí trong nhà để tôn lên sự sang trọng, quyền quý của căn nhà. Trong không gian trầm lắng, cây dường như giúp cho mọi người trút đi mọi ưu phiền, rũ bỏ hết những trăn trở trong cuộc sống mưu sinh thường nhật. Và trên hết vẫn là thỏa mãn niềm đam mê, mang lại cho cuộc sống những giá trị tinh thần vô giá. Cây đúng là một gợi ý trang trí trong nhà tuyệt vời đúng không nào.
Ý nghĩa phong thủy của Cây Phong Lá Đỏ
Như mọi người đã biết, hình ảnh lá Phong xuất hiện ở khá nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, chúng còn được hiện diện trên quốc kỳ của Canada thể hiện những ý nghĩa khác về sự gắn kết mọi sắc tộc trên quốc gia đa văn hòa này, sự hòa đồng. Mang một ý nghĩa phong thủy không kém cạnh những loại cây khác, cây được giới trọng phong thủy yêu thích. Khả năng chiêu tài, hút may mắn cây mang đến nhiều sự tốt lành trong cuộc sống cho gia chủ.
Cây Phong Lá Đỏ hợp với người mệnh gì?
Vì màu sắc chủ đạo của cây Phong Lá Đỏ là màu đỏ nên cây sẽ thuộc hệ hỏa. Hệ hỏa sẽ rất hợp với những người thuộc mệnh hỏa và thổ. Được xem là màu sắc tương sinh cho hai mệnh trên nên khi sở hữu cây này, người mệnh hỏa và thổ sẽ có nhiều may mắn trong sự nghiệp, cuộc sống. Cây sẽ vượng tài, đuổi vận đen cho gia chủ, để gia chủ đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, sức khỏe.
Cách chăm sóc Cây Phong Lá Đỏ
Để tạo ra một tác phẩm cây kiểng đẹp, chỉ có niềm đam mê thôi thì chưa đủ. Mà đòi hỏi người chơi kiểng cần phải đặt cái tâm của mình vào trong cây kiểng. Tận tâm hơn là người chơi phải hiểu và nắm rõ thuộc tính của các loại cây để từ đó có lối chăm sóc phù hợp. Sau đây là những thuộc tính, yếu tố ảnh hưởng đến cây mà bạn nên lưu ý để chăm cây tốt nhất nhé!
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cây. Nên đặt chậu cây trồng ở nơi có gió mát mẻ, tránh nắng trực tiếp quá lâu. Khi bị nắng chiếu lâu cây sẽ bị mất nước dẫn đến khô hoặc chết cây.
Nhiệt độ
Cây Phong Lá Đỏ là loài cây ở xứ lạnh. Nhiệt độ hoàn hảo nhất với cây là từ 10⁰- 15⁰C hoặc thấp hơn. Ở những nơi nhiệt độ cao khoảng từ 25⁰C trở lên thì cây sẽ khó sống hoặc là lá cây từ đỏ chuyển sang xanh. Có thể đặt cây ở nhiệt độ phòng máy lạnh vào ban ngày và chiều tối muộn cho cây ra hưởng gió trời thì cây sẽ phát triển tốt hơn.
Nước tưới
Cây Phong Lá Đỏ có nhu cầu nước khá cao, nên tưới nước cho cây hằng ngày. Đối với những cây được trồng đặt ngoài trời, thời tiết quá nắng nóng thì có thể tưới 2 lần/ ngày. Mỗi lần tưới khoảng một chén nước nhỏ, và tưới nhẹ từ trên cây xuống.
Đất trồng
Cây Phong Lá Đỏ có thể phát triển được ở những nơi đất ẩm, khô. Nhưng tốt nhất là đất phù sa nhiều mùn, đủ chất dinh dưỡng và thoáng khí. Cần chọn chậu có kích thước vừa phải vì rễ cây sẽ lan ra toàn bộ phần chậu. Có lỗ thoát nước để tránh rễ cây bị ngập úng đến chết cây.
Phân bón
Bạn cần phải bón phân cho cây nửa năm một lần, đặc biệt là 3 năm đầu để hoàn thiện bộ rễ của cây. Với những cây còn nhỏ, không cần quá nhiều dưỡng chất ta có thể pha một viên phân bón NPK hòa tan vào chén nước rồi tưới đều xung quanh gốc cây, để cây hấp thụ tốt phân bón. Ngoài ra có thể dùng phân chuồng hay phân hữu cơ để bón cây.
Sâu bệnh
Giống như những loài cây khác có hoa và quả nhưng người chơi Phong thường chơi lá là chủ yếu. Chính vì vậy lá cây rất được người chơi cây quan tâm. Nhưng ở cây Phong lại dễ bị sâu rệp hay ốc sên ăn lá. Ta nên phun thuốc diệt trừ sâu, côn trùng để cây không bị ăn lá.
Ngoài sâu bệnh cây còn mắc các bệnh về lá như bạc lá, thán thư. Triệu chứng là lá cây sẽ xuất hiện những đốm màu lan ra trên bề mặt lá. Những lúc như vậy ta nên xem xét và điều chỉnh lượng nước cũng như ánh sáng, nhiệt độ để phù hợp với cây.
Cách nhân giống Cây Phong Lá Đỏ
Để cho ra nhiều thế hệ cây con đẹp và khỏe mạnh người ta sẽ nhân giống cây trồng. Đối với Cây Phong Lá Đỏ thì ta có thể nhân giống theo những phương pháp sau đây. Cùng tiệm tham khảo những phương pháp này nhé.
Nhân giống bằng hạt
Đây được xem là phương pháp nhân giống cầu kỳ và khá khó nảy mầm. Ta có thể thu hạt để nhân giống vào sau mùa thu. Hoặc có thể chọn nơi bán hạt uy tín để mua hạt có khả năng nảy mầm cao thực hiện. Cây nảy mầm ở những nơi có khí hậu lạnh, nếu nhiệt độ không tốt bạn có thể ứng dụng phương pháp ủ hạt trong tủ lạnh. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Đem hạt đi ngâm nước nóng có nhiệt độ 70⁰C. Sau 1 ngày thì ta đem hạt rửa sạch lại với nước 30⁰C. Để nước thẩm thấu vào bên trong mầm cây và vớt bỏ những hạt mầm nổi trên bề mặt nước.
- Bước 2: Gói hạt vào khăn đã được thấm ướt, cho khăn có hạt vào túi ni lông bịt kín. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp rồi cho túi ni lông chứa hạt vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 3: Cách nửa tháng nên xem tình trạng hạt ủ một lần. Sau hai tháng rưỡi đến ba tháng thì hạt sẽ nảy mầm. Ta đem mầm cây gieo vào chậu đất trồng, và lấp lên bề mặt mầm 1 lớp đất mỏng.
- Bước 4: Để chậu cây ở nơi mát mẻ, thoáng khí, đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để cây phát triển nhanh hơn.
Nhân giống bằng thân cây
Đây cũng là phương pháp hay được mọi người áp dụng. Với phương pháp này ta cần một cây mẹ khỏe mạnh để cho ra thế hệ sau khỏe mạnh và phát triển tốt. Ta thực hiện phương pháp theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, cắt đi phần thân cây. Chuẩn bị đất trồng phù hợp cho cây.
- Bước 2: Đem thân cây vừa cắt ra giâm xuống đất. Quan sát và tưới nước đầy đủ cho cây.
- Bước 3: Đặt chậu cây ở nơi có bóng râm thoáng mát. Sau một thời gian rễ cây bắt đầu mọc lại giúp cây phát triển nhanh.
Từ những phương pháp nhân giống gợi ý ở trên mà tiệm chia sẻ. Hy vọng bạn có thể chọn phương pháp thích hợp để có thể nhân giống cây Phong Lá Đỏ của mình. Chúc các bạn có thể thực hiện thành công để cho ra đời những lứa cây sau hoàn hảo hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.