Xương rồng lê gai không chỉ là loại cây mang đến vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn cả nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về xương rồng này và các tác dụng tuyệt vời của nó nhé!
Xương rồng lê gai là gì
Xương rồng lê gai là một loài thuộc xương rồng dạng phiến còn có tên gọi khác là Nopal. Giống xương rồng này nằm trong nhóm loài Opuntia species với tên tiếng Anh là Prickly Pear Cactus. Xương rồng lê gai có nhiều ở miền Tây Nam nước Mỹ và Bắc Mexico.
Đặc điểm của xương rồng lê gai
Cây xương rồng lê gai có hình dáng cao trung bình khoảng từ 40 – 50 cm. Còn nếu khi cây trưởng thành lớn có thể lên đến 1m hoặc hơn thế. Với hình dáng cây xương rồng có các phiến lá mọng nước xanh ngát. Kèm theo là những chiếc gai nhọn hoắc nhưng nhỏ nhắn đính lên phiến lá xương rồng.
Lá xương rồng thường rất chắc và có vị thanh. Khi lá già đi thường chứa nhiều chất xơ và nhựa. Đặc biệt trên các phiến lá xương rồng có hoa màu vàng và quả màu đỏ tím. Quả của cây là điểm nhấn cho cây, làm cho cây thêm nổi bật. Và cũng nhờ xương rồng lê gai có quả này mà nó được nhiều người biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời.
Các loại cây xương rồng lê gai phổ biến:
- Lê gai hình vòng cung (Opuntia Leucotricha) với đặc điểm là thực vật giống lớn và có thể cao tới 16 feet.
- Lê gai chenille (Opuntia Aciculata) với đặc điểm là gai màu vàng và đỏ. Chiều cao tối đa của loại này là 4 feet.
- Lê gai hải ly ( Opuntia Basilaris) có đặc điểm là lớp lá mềm và có hoa màu tím đậm. Chiều cao có thể đạt tới 36 inch.
- Lê gai giòn (Opuntia Fragilis), nghe cái tên thôi bạn sẽ nhận ra đặc điểm của nó chính là giòn và dễ bị đứt ra. Thường trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 6 inch và rộng 9 inch.
Ý nghĩa của xương rồng lê gai
Xương rồng là loại cây tượng trưng cho sự mãnh liệt và cũng là sự yếu đuối. Cây xương rồng có khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt nên khả năng chịu đựng rất cao. Giống như sen đá, nó là biểu tượng cho những người kiên định và kiên trì vượt qua mọi khó khăn.
Xương rồng cũng mang một ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu. Nếu bạn nói sen đá thể hiện cho sự chung thủy thì xương rồng lê gai cũng vậy. Dù có gai góc đến đâu nhưng loài cây lê gai này vẫn sẽ nở hoa. Thể hiện cho một tình yêu phi thường, trải qua bao khó nhằn rồi cũng đơm hoa kết trái.
Trong phong thủy, các cây xương rồng được cho rằng không nên để trên bàn làm việc hay văn phòng sẽ mang đến những điều không may. Tuy nhiên, loại cây này khi nở hoa nở hoa được mệnh danh là cây xua đuổi luồng sinh khí ác. Mang đến những điềm lành và may mắn cho gia chủ. Bạn có thể trồng xương rồng tại những nơi như hàng rào – xương rồng sẽ là một lớp chắn bảo vệ ngôi nhà.
Tác dụng và công dụng của xương rồng lê gai
Để nói về công dụng của xương rồng lê gai thì chúng ta sẽ chia thành 2 nhóm: dùng để trưng bày và dùng như một dạng dược phẩm dành cho sức khỏe.
Dùng cho trưng bày
Đồ trang trí
Bạn có thể dùng xương rồng để trang trí văn phòng hay trên các kệ tủ, cửa sổ. Với màu sắc xanh tự nhiên và mọng nước sẽ tạo nên điểm nhấn cho căn phòng của bạn.
Làm quà tặng
Ngoài việc bạn dùng để trang trí thì bạn có thể làm quà tặng. Tặng bạn bè hay người thân của bạn bằng những chậu xương rồng cũng rất ấn tượng nhé. Khi bạn chưa biết tặng gì thì đây quả là một ý tưởng không tồi.
Thanh lọc không khí
Không khác gì sen đá mà xương rồng cũng được ví như một máy lọc không khí. Xương rồng giúp mang đến không khí trong lành, cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.
Dùng cho sức khỏe
Theo như tạp chí dinh dưỡng của Hoa Kỳ thì quả trên cây xương rồng lê gai chứa rất nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Cũng chính bởi vì mang đến nhiều công dụng và quả xương rồng lê gai ngày càng trở nên phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày.
Nhờ chứa hàm lượng vitamin cao mà xương rồng lê gai xuất hiện trong các loại dược phẩm. Cùng xem qua một số công dụng của cây này nhé!
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Trong xương rồng lê gai chứa một hoạt chất như pectin và chất xơ giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường. Từ đó mà lượng đường trong máu cũng giảm bớt.Tiểu đường tuýp 2 cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm và bạn cũng cân nhắc để bổ sung thêm.
Bệnh béo phì
Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao mà xương rồng lê gai có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Chống viêm
Trong cây xương rồng lê gai chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và carotenoid giúp chống viêm và kháng virus trong cơ thể.
Cách sử dụng xương rồng lê gai
Bạn có thể chế biến xương rồng thành các món ăn hằng ngày rất đơn giản. Khi bắt đầu sơ chế để nấu ăn thì bạn nên đeo găng tay và loại bỏ bớt gai rồi rửa sạch.
Đối với phần lá: Bạn có thể luộc, nướng hoặc cắt mỏng để trộn làm gỏi. Khi ăn lá bạn sẽ có cảm giác thơm như đậu xanh nhưng lại có cảm giác nhờn nhờn như đậu bắp.
Đối với phần quả: Để ăn quả xương rồng lê gai thì bạn cần phải rửa sạch để loại bỏ lớp lông bên ngoài của nó. Bạn cắt lớp vỏ bên ngoài và lấy phần thịt bên trong để ăn. Khi ăn quả bạn sẽ thấy có vị giống như trái kiwi nhưng không chua bằng kiwi. Ngoài việc ăn trực tiếp quả thì bạn có thể cắt phần thịt trái để rim với đường làm mứt.
Tiếp theo đến là bạn có thể ép xương rồng lê gai thành nước nước ép. Nước ép của cây vừa giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng và nâng cao đề kháng.
Một số bài thuốc trị bệnh từ xương rồng lê gai
Như đã đề cập ở trên, cây xương rồng lê gai đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngay bây giờ bạn hãy tìm hiểu một số bài thuốc để chữa các bệnh đó.
Chữa đau răng
Để chữa đau răng thì bạn có thể áp dụng theo cách sau:
Bạn ngắt cành xương rồng, sau đó cạo bỏ hết gai rồi đem nướng chín.
Sau khi nướng chín thì đem đi giã nát và cho thêm muối vào.
Đem hỗn hợp đắp vào chỗ đau răng, ngậm lâu trong miệng sau đó nhả ra.
Bạn nên thực hiện từ 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả.
Lưu ý: Bạn chỉ ngậm chứ không được nuốt hỗn hợp này, nếu không có thể gây tiêu chảy.
Điều trị mụn nhọt
Cây xương rồng có khả năng tiêu độc, bạn đem lá của cây hơ nóng lên và đưa vào vùng da bị mụn. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể giã nhuyễn hỗn lá đã được rửa sạch xong đắp lên. Để phát huy công dụng tốt nhất bạn nên kết hợp cùng với tía tô và lá ớt đắp lên vùng bị mụn.
Chữa đau lưng
Để chữa đau lưng thì rất đơn giản, bạn chỉ cần luộc xương rồng lên và ăn. Tuy nhiên chỉ luộc ăn phần lá chứ không luộc phần quả.
Hạ sốt
Vi có chứa tính mát và giải nhiệt nên thân cây có thể dùng để hạ sốt. Bạn có thể thực hiện cách chế biến xương rồng lê gai như sau:
- Rửa sạch lá xương rồng, loại bỏ gai và đem ép thành nước.
- Trộn nước ép cùng với mật ong.
- Chia ra từng liều nhỏ để giúp tan đờm, thúc đẩy khạc ra đờm.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Bạn có thể dùng cây xương rồng lê gai để giảm lượng đường trong máu bằng cách:
- Chuẩn bị 500g xương rồng rửa sạch và đem nấu sôi
- Chia làm 2 – 3 lần/ ngày để uống.
- Duy trì cho đến khi lượng đường trong máu ở mức bình ổn.
Lưu ý khi sử dụng
Xương rồng lê gai thường được bào chế thành các dạng như: bột, dạng lỏng và thực phẩm bổ sung viên nang.Tùy vào mỗi loại bệnh mà liều lượng dùng cũng sẽ khác nhau, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
Khi dùng sẽ có một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu,… Mặc dù mức độ của xương rồng lê gai an toàn như trước khi dùng xương rồng lê gai một số đối tượng cần lưu ý tham khảo bác sĩ như: có thai hoặc cho con bú, dị ứng, đang dùng các loại thuốc khác,…
Ngoài ra, xương rồng lê gai cũng sẽ tương tác với một số thuốc điều trị. Ví dụ như một số thuốc điều trị tiểu đường như glimepiride insulin, chlorpropamide, metformin,… đã được sử dụng để giảm lượng đường trong máu. Vì vậy mà bạn nên cân nhắc thì sử dụng thêm thành phần của cây lê gai.
Cách trồng và nhân giống xương rồng lê gai
Để có thể trồng và nhân giống cây xương rồng này thì bạn có thể áp dụng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt.
Giâm cành
Bạn chọn một vài chiếc lá từ cây mẹ và cắt nó ra.
Để một vài ngày cho vết cái lành lại
Sau đó, bạn đặt các lá vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý: Chậu đất khô và không tưới nước cho đến khi cây phát triển.
Gieo hạt
Bạn lựa một cây có quả chín, cắt lấy quả.
Lấy một ít hạt và rửa sạch cùi của hạt rồi để chúng nơi khô ráo.
Rắc hạt vào chậu đất ẩm đã chuẩn bị sẵn.
Phủ nhẹ một lớp đất mỏng lên hạt.
Sau đó, bọc chậu bằng một lớp màng bọc thực phẩm
Đặt chậu tại nơi thoáng mát và có ánh nắng
Lưu ý: Cây lê gai có thể mất vài tuần hoặc một vài tháng để lên mầm.
Trồng cây
Sau khi bạn nhân giống cây lên mầm bằng các phương pháp trên thì đến lúc trồng cố định. Bạn cần chuẩn bị một chậu cây có lỗ thoát nước và cho đất cát hoặc đất sỏi vào chậu. Sau đó mang cây đã được nhân giống đặt vào chậu. Phủ lớp đất lên và cố định cây xương rồng trong chậu.
Lúc này nếu đất còn ẩm nhẹ thì không cần phải tưới thêm. Chỉ khi nào đất khô thì mới tưới và tưới ít nước đủ ẩm đất.
Bạn có thể xem thêm các mẫu khác tại: Xương Rồng
Cách chăm sóc cây xương rồng lê gai
Xương rồng là cây có thể sống ở môi trường khí hậu khắc nghiệt mà ít cần chăm sóc. Để có thể cho cây phát triển mạnh mẽ và đẹp mắt nếu có điều kiện thì bạn cũng nên chăm sóc.
Ánh sáng
Bất kỳ loại cây nào cũng cần một lượng ánh sáng để phát triển khỏe mạnh. Vì thế nếu bạn đặt chậu xương rồng ở trong nhà thì nhớ thường xuyên đem cây đi tắm nắng. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mỗi ngày sẽ giúp cây có màu và nở hoa đẹp hơn.
Đất trồng
Đối với các loài cây mọng nước thì đất trồng của bạn phải có độ thoát nước tốt. Cây lê gai thường được trồng ở đất cát hoặc sỏi hoặc những loại đất thoát nước tốt. Vì thế khi lựa chọn đất cho cây bạn nên lưu ý nhé!
Lượng nước
Xương rồng thường sống ở các nơi có điều kiện khô hạn nên không cần tưới nhiều nước. Vì thế bạn chỉ nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 tuần/ lần. Bạn chú ý không tưới thẳng lên cây, không tưới quá nhiều và chỉ vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất. Vì khi tưới nhiều nước quá dễ làm cho cây bị thối rễ.
Nhiệt độ và độ ẩm
Xương rồng thường phát triển trong mùa hè khô nóng và nhiệt độ cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại xương rồng có khả năng chịu lạnh rất tốt. Lê gai là một cây đặc biệt sẽ phát triển mạnh vào mùa hè và gặp khó khăn ở nơi có độ ẩm cao.
Để cây có thể sinh trưởng bình thường thì bạn có thể đặt chậu cây ở trong nhà. Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà có thể bình ổn đối với cây. Nhưng bạn không nên đặt chậu cây tại những nơi có nguồn nhiệt hay máy điều hòa không khí. Khi nhiệt độ bị biến động quá cao có thể ảnh hưởng đến cây xương rồng.
Phân bón
Đa số hầu hết các loại cây bọng nước nói chung hay cây xương rồng nói riêng thì rất hiếm khi cần bón phân. Nhưng để cây có thể xanh tươi và ra hoa, quả tươi tốt thì bạn cũng nên bón phân cho nó.
Khi bạn nhìn thấy các lá cây xương rồng bắt đầu xỉn màu, không tươi hoặc không ra hoa thì lúc này nó đang cần bón phân. Nếu bạn muốn cành và lá phát triển nhanh thì bạn có thể chọn những loại phân dinh dưỡng có hàm lượng nitơ cao. Hoặc nếu bạn muốn cây ra hoa và quả nhiều hơn thì có thể chọn phân bón có hàm lượng nitơ thấp.
Lưu ý: Bạn nên bón phân cân đối trong mùa sinh trưởng của cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.