Xương rồng móc câu có nguồn gốc từ đâu, đặc điểm và cách chăm sóc như thế nào để có thể phát triển tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả bằng chia sẻ dưới đây.
Khái niệm về xương rồng móc câu
Nguồn gốc của xương rồng móc câu
Xương rồng móc câu có tên khoa học là Ferocactus, dây là loài thực vật có hoa trong họ Cactaceae. Chúng bắt nguồn từ California, một vùng đất của Nam Mỹ, Mexico với khí hậu nhiệt đới. Nơi đây là vùng đất đá, nhiều cát như sa mạc và sườn đồi cao….
Đặc điểm của xương rồng móc câu
Loài xương rồng này có thân mọng nước, hình cầu khi còn nhỏ. Khi phát triển có thể trở thành hình trụ cao đến tầm 2,5cm.
Thân cây có màu xanh nhẵn và bóng, chúng được bao bọc bởi lớp gai nhọn và dài màu đỏ thẫm ở thân và nhạt dần pha chút vàng ở đỉnh.
Chúng thường ra hoa vào cuối hè hoặc đầu thu, những bông hoa màu vàng ươm tựa như mặt trời, đem đến cho chúng ta một sức sống mới. Quả xương rồng có vảy, màu vàng thịt hoặc vàng nhạt hơn.
Cách chăm sóc xương rồng
Chắc hẳn rằng trong chúng ta không phải ai cũng biết cách chăm sóc xương rồng để chúng có thể phát triển tối đa sức sống.
Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc dưới đây để cây xương rồng của bạn có thể phát triển tươi tốt hơn mỗi ngày
Về ánh sáng
- Xương rồng móc câu là loại cây ưa ánh sáng tự nhiên, phù hợp với không gian thoáng mát.
- Chúng bắt buộc phải tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Hoặc nếu để trong nhà thì phải phơi nắng 5h/ngày.
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.
- Tránh để xương rồng ở nơi có ánh nắng gắt vào mùa hè.
Về đất trồng
- Khi trồng phải chọn đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, có thoát nước tốt.
- Nên chọn đất pha than, đặt thêm một lớp sỏi ở dưới đáy chậu để dễ thoát nước.
Về nước cung cấp cho cây
Xương rồng móc câu ưa hạn hơn ưa ẩm. Vì vậy, nếu trồng cây ở nơi kín thì chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ tránh trường hợp cây bị úng rễ.
Về nhiệt độ
- Chúng bắt nguồn từ vùng nhiệt đới nên ưa thời tiết ấm, tránh nhiệt độ quá cao.
- Nhiệt độ thích hợp để phát triển là 20-32 độ C, vào mùa đông lạnh thì khoảng 8-14 độ C.
Về phân bón cho cây
Loài cây không ưa phân bón, đặc biệt là vào mùa hè nhiệt độ nắng nóng không được bón phân, còn khi hoa nở thì chỉ bón 1 lượng nhỏ.
Sự đặc biệt chỉ có ở xương rồng móc câu.
Điểm đặc biệt mà chắc rằng không phải loài cây nào cũng có chính là chúng có khả năng hấp thụ các tia bức xạ điện tử. Làm giảm ô nhiễm từ các thiết bị điện tử, hút bụi và làm sạch không khí.
Ngoài ra chúng còn cung cấp một lượng khí oxy cần thiết vào ban đêm. Vì vậy, chúng được rất nhiều người ưa thích và nuôi trồng làm cảnh quan, trang trí nhà cửa….
Cách trồng xương rồng móc câu từ hạt giống
Chọn hạt giống: Bạn cần phải chọn hạt giống tốt, khỏe mạnh để cây có thể phát triển.
Đất gieo hạt có độ ẩm, không quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến hạt.
Gieo hạt:
Dùng tay rải hạt cho đều lên mặt luống. Sau đó dùng ít đất mỏng để lấp lên. Chú ý không phủ lớp đất quá dày sẽ làm cho hạt khó và lâu nảy mầm.
Sau khi gieo xong bạn có thể phủ màng bọc thực phẩm để che kín lên phần trên. Nếu gieo trong chậu thì đem ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Thời kỳ nảy mầm:
Hạt giống loài cây này nảy mầm rất chậm, tầm 1 tháng hạt mới lên mầm. Vì vậy đối với cách trồng này bạn cần kiên nhẫn.
Sau khoảng thời gian này nếu bạn thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc bạn bỏ màng bọc thực phẩm ra.
Lúc này đất trồng đã khá khô, bạn nên tưới nước thêm để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho cây phát triển.
Đặt cây vào chậu
Lúc cây đã bắt đầu phát triển, bạn nên tách từng cây nhỏ ra chậu riêng. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí.
Nếu đất trồng quá mịn và khả năng thoát nước kém thì chậu xương rồng của bạn sẽ rất dễ bị úng.
Sau đó bạn nên đặt ở nơi thoáng mát, nơi có ánh sáng. Hằng ngày bạn mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ là được. Cho đến khi cây được khoảng 3 tuần thì rễ cây đã ra nhiều và bám chắc.
Một số bệnh hay gặp và cách phòng chống ở xương rồng móc câu
- Bệnh rầy mầm: Bạn có thể sử dụng khoảng 45% dung dịch Omethoate pha loãng với tỷ lệ 1:1000 rồi phun lên cây
- Bệnh bọ cánh cứng: Bạn có thể sử dụng 20% Phosmet 900 lần hoặc dung dịch Omethoate phun hoặc dùng tăm để gẩy bọ ra khỏi cây.
- Bệnh thối rữa: Bên cạnh việc duy trì khả năng thoát nước và thông gió tốt, bạn có thể phun định kỳ 50% dùng dịch Benomyl WP500.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.